Có câu chuyện kể rằng, một thương nhân nọ gặp biến cố lớn trong cuộc đời, khiến anh đau lòng không thiết sống nữa, chỉ muốn nhảy xuống hồ tự tử. Khi đến bên hồ anh gặp một bậc trí giả đang ngồi tĩnh tọa, anh bèn kể lại cảnh ngộ của mình.
Bậc trí giả mỉm cười đưa anh về nhà, bảo anh hãy nhấc tảng băng lớn rắn chắc từ cái hầm dưới đất lên. Thương nhân tuy không hiểu dụng ý nhưng vẫn làm theo lời yêu cầu.
Khi tảng băng được đưa đến trước mặt, bậc trí giả căn dặn: “Cậu hãy tìm cách bổ nó ra”.
Thương nhân bèn tìm chiếc rìu và bổ cật lực, nhưng dẫu bổ mạnh đến đâu cũng chỉ để lại trên mặt băng một vết lõm nho nhỏ. Anh lại vung rìu dốc sức bổ xuống lần nữa, nhưng tảng băng vẫn cứng đờ không suy chuyển. Anh thở hổn hển lắc đầu nói: “Tảng băng này cứng quá”.
Bậc trí giả không nói, lẳng lặng đem tảng băng cho vào cái vạc rồi nhóm lửa. Nhiệt độ tăng dần và tảng băng cũng dần dần tan ra. Bậc trí giả hỏi: “Cậu có lĩnh ngộ gì không?”.
Thương nhân trẻ đáp: “Có phải phương thức cháu đối phó với tảng băng không đúng, đáng lẽ không nên dùng rìu bổ mà phải dùng lửa đốt?”.
Bậc trí giả lắc đầu. Vị thương nhân lộ vẻ bối rối, bèn chắp tay xin thỉnh giáo.
Mỗi người xung quanh chúng ta và những người có tương tác với chúng ta đều đại biểu cho một số sự việc. Có lẽ họ đến là để chỉ dạy cho chúng ta điều gì đó, cũng có thể họ hỗ trợ chúng ta cải thiện tình huống trước mắt, hoặc có lẽ họ tạo cho chúng ta bước ngoặt trong cuộc đời.
Trong cuộc đời, mỗi tình huống chúng ta trải qua đều là định trước, cho dù nó không phù hợp với nguyện vọng của chúng ta. Vậy nên, thay vì oán trách số phận hay than vãn với Ông Trời, chi bằng hãy học theo đặc tính của nước: Lúc khó khăn thì hãy kiên cường, vượt qua thử thách; khi yếu thế thì biết hợp sức đồng lòng, vượt qua nghịch cảnh; khi sung mãn đủ đầy thì hãy bao dung, trải lòng rộng khắp; khi cần tiến thì hãy tiến, cần lùi thì hãy lùi, “công thành thân thoái”, lùi một bước để thấy phía trước là bầu trời…( nguồn Đại Kỷ Nguyên)