Vươn lên từ vùng đất đầm lầy hoang hóa, dân cư thưa thớt khi xưa qua 20 năm công cuộc phát triển, Phú Mỹ Hưng từng bước trở thành một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí… vươn nét kiêu sa đến khắp mọi miền đất nước tại động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam Thành phố

Vị trí
Khu đô thị nằm dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh, tuyến đường huyết mạch xuyên suốt quận 7, là một phần của Khu đô thị Nam Sài Gòn nằm về phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với khu trung tâm qua hệ thống cầu. Khu đô thị có nhiều hệ thống kênh rạch tự nhiên.

Dân cư
Năm 2018, dân số Phú Mỹ Hưng hiện trên 30.000 người, chiếm hơn 50% là người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia (theo Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng) đông hơn cả vẫn là công dân các nước và vùng lãnh thổ châu Á, nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…

Quy mô

Công ty Phú Mỹ Hưng được phép khai thác và phát triển 5 cụm đô thị (750 ha), tạo thành một trung tâm thương mại, tài chính quốc tế tại khu vực Đông Nam Á:

Chủ đầu tư: 
Dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng do Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư với giấy phép được cấp vào tháng 5 năm 1993. Công ty  có 70% vốn nước ngoài và 30% vốn trong nước.

Dự án đầu tư khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp phép vào tháng 12 năm 1997 cho tập đoàn Central Trading & Development (CT&D) của Đài Loan, cũng là chủ đầu tư của toàn dự án Khu đô thị Nam Sài Gòn. Công ty Phú Mỹ Hưng cho biết công ty “luôn nâng cao chế độ quản lý, thiết kế quy hoạch, công nghệ thi công, chọn lựa vật liệu xây dựng,… đưa các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng và thiết kế công trình tiêu chuẩn cao của các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… vào Việt Nam, hình thành tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng của Phú Mỹ Hưng.”

Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng rộng 409ha được xem là trái tim của toàn đô thị, được quy hoạch đầy đủ chức năng của một trung tâm đô thị hiện đại như: Thương mại, tài chính, cư trú, văn hóa, giáo dục, giải trí, giao thông vận tải…

Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng bao gồm 8 khu chức năng:
– Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế (Khu C – The International Financial & Commercial District)
– Khu The Crescent (Khu CR – The Crescent District)
– Khu Kênh Đào (Khu CN – The Canal District)
– Khu Y Tế Điều Dưỡng (Khu MD – The Medical Campus District)
– Khu Cảnh Đồi (Khu H – The Hillview District)
– Khu Nam Viên (Khu S – The Southside District)
– Khu Văn Hóa Giải Trí (Khu R – The Recreational and Cultural District)
– Khu Midtown (Khu M – The Midtown District)

Mỗi đặc thù kiến trúc, chức năng của từng khu sẽ tạo tổng thể một trung tâm đô thị hiện đại. Trong đó, Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế được xem là trái tim của toàn đô thị Phú Mỹ Hưng. Đây là khu phức hợp sầm uất và năng động với các cao ốc văn phòng sử dụng hỗn hợp đa chức năng về thương mại, tài chính, hội chợ, triển lãm, hội nghị quốc tế, giải trí, du lịch, dịch vụ, khu đô chính, giao dịch chứng khoán, khách sạn quốc tế, các tiện nghi phục vụ đời sống chất lượng cao… Tại Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế đang có khoảng 20 cao ốc đi vào hoạt động với nhiều tên tuổi lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia đã đến đặt văn phòng, mở trụ sở như: Unilever, Manulife, Toyota, BMW, Porsche… Sự xuất hiện của những tên tuổi lớn này đã và đang tạo một lực đẩy cộng hưởng kích thích môi trường đầu tư, kinh doanh, thương mại năng động không chỉ cho đô thị Phú Mỹ Hưng mà cả khu vực phía Nam TP.HCM.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh và đô thị Phú Mỹ Hưng đã làm sáng lên những vấn đề cơ bản của đô thị hoá, là điểm nhấn cho tiến trình thay đổi bản chất kinh tế, bộ mặt an sinh xã hội cho khu vực Nam TP.HCM, thay đổi vùng đất hoang sơ trở thành đô thị văn minh của TP.HCM, hỗ trợ giải tỏa áp lực dân số – hạ tầng ở trung tâm hiện hữu; là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa và kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa một cách khoa học này đã sáng tạo giá trị cho cả vùng đất và có sức lan tỏa đến các khu vực lân cận làm nên sự gia tăng giá trị bất động sản trên một vùng rộng lớn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế toàn khu Nam.

Những thành tựu này cũng chính là chất xúc tác, chất keo kết dính trong việc xác định hạ tầng và quy mô đô thị hoá cho thành phố tiến ra biển Đông với tầm nhìn từ thế kỷ 21. Từ đó, sẽ hình thành một trung tâm đô thị có đầy đủ chức năng về tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, cư trú, văn hóa, giáo dục, khoa học, du lịch; góp phần quan trọng thay đổi diện mạo TP.HCM sau 36 năm thống nhất và là bước tiến vững mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.